Trong ngành Logistics, thuật ngữ ETA (Estimated Time of Arrival) và ETD (Estimated Time of Departure) đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý thời gian vận chuyển hàng hóa. Hiểu rõ hai khái niệm này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình giao nhận, đảm bảo lịch trình vận chuyển chính xác và hạn chế rủi ro chậm trễ. Vậy ETA là gì? ETD khác ETA như thế nào? Trong bài viết này, Piget sẽ chia sẻ chi tiết về hai thuật ngữ này cũng như cách phân biệt chúng trong ngành Logistics.

ETA là gì?

ETA là gì

ETA là viết tắt của cụm từ Estimated Time of Arrival, là thời gian ước tính cho việc đến điểm cuối trong hành trình vận chuyển của hàng hoá như thời gian tàu hay các phương tiện dự kiến sẽ đến cảng đích là ngày nào, giờ nào.

Việc biết ETA sẽ giúp khách hàng dự tính được thời gian mà hàng hoá sẽ đến điểm cần của họ là bao nhiêu và thực hiện tiếp các khâu vận chuyển, phân phối hàng hoá kinh doanh.

ETA sẽ chịu sự tác động của điều kiện giao hàng và các tác nhân bên ngoài. Chúng sẽ ảnh hưởng đến tiến độ vận chuyển. Bởi vậy, tính toán ETA càng chính xác sẽ giúp đơn vị vận chuyển và khách hàng lường trước một số rủi ro và có phương án dự phòng phù hợp.

Ngoài logistics, ETA cũng được sử dụng trong các dịch vụ khác như sửa chữa thiết bị. Nó là cụm từ chỉ khoảng thời gian dự kiến mà chuyên gia dịch vụ sẽ về đến nơi.

Phân biệt giữa ETA và ETD trong ngành Logistics

Phân biệt ETA và ETD

Cùng với thuật ngữ ETA thì ta cũng có một thuật ngữ nữa đó là ETD. Nếu như ETA là thời gian dự kiến đến đích thì ETD chính là thời gian dự kiến khởi hành hàng hoá khỏi điểm xuất phát (Estimated Time of Departure).

Ngoài ra, ETD cũng được viết tắt của một cụm từ nữa là Estimated Time of Delivery, là thời gian giao hàng dự kiến. Theo nghĩa này, nó sẽ đề cập tới ngày và giờ dự kiến hàng hoá giao tới điểm cuối (đồng nghĩa với ETA).

Để hiểu rõ hơn về ETA (Estimated Time of Arrival) và ETD (Estimated Time of Departure) với bạn tham khảo bảng phân biệt chi tiết dưới đây.

So sánh ETA (Estimated Time of Arrival) ETD (Estimated Time of Departure)
Giống nhau
  • Chỉ là thời gian dự kiến, con số có thể không chính xác so với thực tế.
  • Dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như: Phương tiện, điều kiện thời tiết, lượng hàng, loại hàng, con người,…
Khác nhau Tên viết ETA (Estimated Time of Arrival) ETD (Estimated/Expected Time of Departure)
Định nghĩa Thời gian dự kiến tàu/hàng đến cảng đích. Thời gian dự kiến tàu/hàng khởi hành từ cảng đi.
Vị trí trong quá trình vận chuyển Phần cuối quá trình vận chuyển Phần đầu của quá trình vận chuyển
Ý nghĩa Cung cấp thông tin quý báu cho người quản lý, sản xuất và khách hàng để biết khi nào họ cần sẵn sàng tiếp nhận và xử lý hàng. ETD là căn cứ để doanh nghiệp lập kế hoạch, đảm bảo hàng hóa sẵn sàng được chuyển đi đúng thời gian.
Tác nhân gây ảnh hưởng Được tính toán dựa trên lịch trình vận chuyển, tình hình giao thông và các yếu tố biến đổi trong quá trình vận chuyển. Phụ thuộc vào quá trình chuẩn bị hàng, kiểm tra an toàn và việc sắp xếp hàng hóa.

Tầm quan trọng của ETA và ETD trong quá trình vận chuyển

Tầm quan trọng của ETA và ETD

Sự hiểu biết sâu về ETA và ETD sẽ giúp các doanh nghiệp trong logistics hiểu rõ hơn về cách quản lý thời gian, tối ưu hoá quá trình vận chuyển và thực hiện các hoạt động tiếp theo trong chuỗi cung ứng.

  • ETA và ETD sẽ là căn cứ để các cơ quan lập kế hoạch kiểm tra và thông quan hàng hóa nhanh chóng.
  • Là căn cứ để những đơn vị kho bãi, trung tâm phân phối dự vào để ước tính thời gian, chuẩn bị kho và trang thiết bị hỗ trợ quá trình hàng đến, đi, lưu trữ tối ưu.
  • Phối hợp với chuỗi cung ứng để vận chuyển hàng hóa trên toàn chuỗi. Các nhà sản xuất, đại lý, bán lẻ hay các đơn vị hậu cần sẽ có một con số dự kiến về thời gian để thực hiện kế hoạch công việc của mình đảm bảo chuỗi sản xuất, quản lý hay phân phối một cách hiệu quả.
  • Các thông tin cập nhật kịp thời về ETA và ETD cũng là căn ký giúp các bên có thể phối hợp nhịp nhàng, tránh gián đoạn giữa các hoạt động chuỗi cung ứng, đảm bảo tiến độ đưa hàng hoá ra thị trường.

Có thể thấy, ETA và ETD không chỉ ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển mà nó còn tác động tới cả mạch chuỗi cung ứng. Cho dù bạn vận chuyển hàng hoá ở đâu thì khai con số dự kiến này cũng nên có để đảm bảo hàng hóa đúng hạn, vận chuyển an toàn, thuận lợi.

Các thuật ngữ logistics phổ biến khác bạn nên biết

Ngoài 2 khái niệm ETA và ETD bên trên, bạn cũng nên biết một số thuật ngữ khác liên quan như:

  • ATD (Actual Time of Departure): Thời điểm khởi hành thực tế hay thời gian mà lo hàng rời khỏi nơi xuất phát.
  • ATA (Actual Time of Arrival): Thời gian đến thực tế hay thời gian mà lô hàng đến đích thực sự (khác với ETA dự kiến).
  • ECT (Estimated Completion Time): Thời gian hoàn thành dự kiến cho toàn bộ quá trình hoặc dịch vụ hậu cần.
  • ETB (Estimated Time of Berthing): Thời gian cập bến dự kiến của tàu tới cảng để dự kiến thời gian dỡ hàng.

ETA về hàng hóa Trung Quốc Piget vận chuyển về Việt Nam là bao nhiêu?

ETA vận chuyển hàng Trung Quốc

ETA hàng hoà cho từng hình thức vận chuyển khác nhau, khoảng cách khác nhau sẽ là con số khác nhau. Nhưng nhìn chung, khi nhập hàng Trung Quốc tại Piget, ETA hàng vận chuyển về tới kho Việt Nam của Piget sẽ rơi vào khoảng từ 2 – 8 ngày tính từ thời điểm shop phát hàng.

Thời gian hàng thực tế về tới kho có thể khác biệt do sự tác động của nhiều yếu tố như: Thời gian shop phát hàng, điều kiện thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, tình hình chính trị, thông quan hàng hóa, hình thức vận chuyển,…

Để biết cụ thể thời gian hàng về cho hàng hoá của bạn khi nhập hàng, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp Piget qua hotline 098 98 05 095 để cập nhật.

Một số kinh nghiệm để nhập hàng về Việt Nam nhanh chóng

Dưới đây là một số chia sẻ dựa trên kinh nghiệm 7 năm hoạt động vận chuyển hàng Trung Quốc của Piget để quý khách hàng có thể nhập hàng an tâm nhất.

  • Quý khách hàng nên cập nhật tình hình thông quan, biên, thời tiết và các vấn đề khách quan liên quan tới quá trình vận chuyển hàng hóa Trung Quốc – Việt Nam tại các cửa khẩu biên giới để lựa chọn tuyến đường vận chuyển hàng phù hợp cũng như dự kiến được hàng về.
  • Tham khảo thời gian vận chuyển và tình hình nhập hàng từ các đơn vị logistics một cách chính xác để có kế hoạch nhập hàng phù hợp.
  • Nên tìm hiểu về thời gian shop phát hàng, thời gian vận chuyển nội địa về tới kho đơn vị vận chuyển và thời gian hàng về tới Việt Nam để tính toán khâu nhập kho, phân phối chính xác.
  • Nên chọn những đơn vị vận chuyển có kho chính chủ tại Trung Quốc và Việt Nam để nhập hàng thuận lợi.
  • Đơn vị vận chuyển càng linh động được kho và tuyến đường vận chuyển càng giúp bạn xử lý các phát sinh về tắc biên, ùn ứ hàng hóa dễ dàng hơn, tránh chậm trễ thời gian hàng về.
  • Nên chọn những đơn vị vận chuyển có dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, nhanh chóng, cập nhật liên tục tình hình đơn hàng giúp bạn sẵn sàng cho các phương án dự phòng.

Piget là đơn vị tiêu biểu với nhiều năm hoạt động lĩnh vực nhập hàng Trung Quốc. Chúng tôi đã đồng hành với hơn 2500 khách hàng và thực hiện hơn 5000 giao dịch, đơn hàng thành công. Con số này cũng minh chứng cho chất lượng dịch vụ, độ uy tín của chúng tôi đối với khách hàng.

Để hiểu rõ hơn về dịch vụ của Piget và cập nhật nhanh các chi phí, quy trình dịch vụ, mời bạn liên hệ trực tiếp qua các kênh thông tin bên dưới.

HỆ THỐNG NHẬP HÀNG TRUNG QUỐC TẬN XƯỞNG, GIÁ TỐT UY TÍN TẠI VIỆT NAM

  • Địa chỉ HCM: 41/2 Bàu Cát 8, P.12, Q.Tân Bình, Hồ Chí Minh
  • Địa chỉ Hà Nội: 93 Hoàng Văn Thái, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 098 98 95 095
  • Email: [email protected]

Bài viết khác

Nguồn hàng máy ảnh, máy chụp hình Trung Quốc giá rẻ

Bạn đang có nhu cầu kinh doanh máy ảnh? Bạn băn khoăn không biết tìm nguồn hàng máy ảnh, máy chụp hình ở đâu nhiều, giá tốt, chất lượng? Liệu có nên nhập nguồn hàng máy chụp hình Trung Quốc không? Bài viết dưới đây của Piget sẽ giúp bạn giải quyết hết những vấn […]

Phí vận chuyển nội địa Trung Quốc là gì? Cách tính phí chi tiết

Khi mua hàng Taobao, Tmall, 1688,… đặc biệt là khi sử dụng các dịch vụ mua hàng hộ trên các sàn thương mại điện tử, bạn sẽ thấy trong chi phí nhập hàng có phí vận chuyển nội địa. Vậy phí vận chuyển nội địa Trung Quốc là gì? Cách tính phí chi tiết như […]

Nguồn sỉ sáp vuốt tóc Trung Quốc chính hãng, giá tốt

Nguồn sỉ sáp vuốt tóc Trung Quốc được nhiều chủ shop tìm mua bởi mức giá rẻ, hàng hoá đa dạng và chất lượng đảm bảo. Bạn cũng đang tìm nguồn hàng sáp vuốt tóc Trung Quốc nhưng chưa biết nhập loại hàng nào, nhập hàng ở đâu? Bạn chưa biết làm sao để có […]

Catties là gì? Cách quy đổi catties sang Kg (kilogram) chính xác

Catties là đơn vị đo lường được sử dụng khá thông dụng ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Trung Quốc, Hong Kong,… Nếu nhập hàng Trung Quốc, bạn có thể bắt gặp đơn vị đo lường này. Vậy Catties là gì? Cách quy đổi catties sang kg như thế nào? […]

Hàng xuất dư là gì? Thông tin cần biết khi mua hàng xuất dư

Nếu thường xuyên mua sắm online, hẳn bạn sẽ hay gặp những chủ shop, cá nhân bán hàng khi đăng sản phẩm sẽ ghi đó là hàng xuất dư. Vậy hàng xuất dư là gì? Hàng xuất dư có phải hàng xuất khẩu? Có nên mua hay nhập mặt hàng xuất dư để kinh doanh? […]

Quy đổi 1 cân Trung Quốc bằng bao nhiêu KG ở Việt Nam

“1 cân Trung Quốc bằng bao nhiêu kg ở Việt Nam?”  Đây là một câu hỏi phổ biến của người tiêu dùng Việt khi mua hàng Trung Quốc. Điều này dễ hiểu khi các thông số trọng lượng, size số, chiều cao của Trung Quốc và Việt Nam được tính toán có sự khác biệt […]

Hãy để chúng tôi giúp kinh doanh của bạn tốt hơn - tiết kiệm chi phí hơn